Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Một số chú ý khi trồng hồng

BÀI 1.

- Hiện nay mưa tại HN và nhiều tỉnh khác kéo dài nhiều ngày khiến độ ẩm tăng cao, là cơ hội tuyệt vời cho lũ nấm và nhiều bệnh khác phát triển, khiến cho các e hồng lao đao vì bệnh. Những cây ko tiếp xúc với mưa thì lại khổ sở với bọ trĩ, nhện đỏ. Mọi người bón phân định kỳ, đầy đủ dưỡng chất để cây khỏe chống trọi với sâu bệnh

- Mưa nhiều khiến cây ngoài trời bị nấm phấn trắng, chỉ cần nắng lên 27oC là hết, trên lá có những đám nấm màu trắng như bột, bón thêm kali tăng sức cho cây, phun Ridomil, Kasuran, Derosal, Anvil, Vicarrben 50 DHP phun theo hướng dẫn.
- Có nhiều bạn thắc mắc sao cây rất tốt, rất cao mà chưa hoa? M đưa ra một số vấn đề sau cho các bạn tham khảo.
+ Những cây bụi hoặc leo ngắn lúc nào cũng cho hoa sớm hơn cây leo cao. Cái này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng nữa.
+ Khi cây ra hoa sớm thì có nghĩa chiều cao chậm pt hơn và ngược lại
+ Trong quá trình có thể mọi người không để ý đến hàm lượng dd mà cây cần cho từng thời kỳ. Nhiều đạm cây chỉ tập trung pt cành, lá. Hoa hồng hay bất kỳ cây nào khác đều cần nhiều nguồn dd khác nhau, đầy đủ sẽ giúp cây đẹp, nhiều hoa như ý muốn.
+ Dùng cả bón lá và bón gốc. Bón gốc dùng phân động vật ủ các loại giúp đất tơi xốp nhiều dd như phân lợn, bò, gà đã dc ủ mục rất tốt cho cây, ko có thì dùng phân trùn quế, những con giun đất sẽ giúp cho đất tơi xốp hơn.
+ NPK rất cần thiết cho cây pt: N cho cành lá; P cho rễ, hoa; K cho hoa. Tùy vào từng thời kỳ mà bón hàm lượng NPK sao cho phù hợp. Bón thêm super lân, vôi bột để bổ sung thêm nhiều dd cho cây. Muốn cây cho hoa tăng cường hàm lượng K cao hơn. Cây rất tốt hạn chế đạm để cây cho hoa. Phun đầu trâu 701 và 901 để giúp cây nhanh cho hoa và hoa đẹp.
Nói chung mọi người có thể lên mạng bớt chút thời gian xem các tài liệu về bệnh cũng như cách bón phân cho cây trồng, các trang nông nghiệp đều có hết. Để có 1 cây hoa đẹp cần bỏ nhiều thời gian để tìm tòi, học hỏi. 

Mong mọi người có được những giàn hồng đẹp.


BÀI 2

VÀI ĐIỀU CHIA SẺ VỀ CÁCH CHĂM SÓC HOA HỒNG!!!
Hoa hồng là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, chỉ cần các bạn để ý một chút là ok thôi. 
Hoa hồng rất thích nắng, nắng chan hòa 100% trong ngày càng tốt, nếu không 1 ngày cây phải được ít nhất 6h nắng, ít nắng quá cây sẽ chậm phát triển, dễ bị nấm bệnh và đương nhiên tỷ lệ chết rất cao.
- Đất trồng: đất nào trồng cũng được nhé nhưng nó sẽ quyết định nhiều đến tốc độ phát triển của cây. Nhiều người nói đất thịt nhiều dưỡng chất, trồng cây rất tốt nhưng mọi người có để ý thấy khi trồng đất thịt không, qua thời gian đất chai cứng lại, cây chậm phát triển. Ví dụ như thế này cho dễ hiểu nhé: đất thịt chai cứng dẻo quánh, rễ phải khó khăn vất vả tiến lên từng chút một mở đường tìm thức ăn; trong khi trồng đất tơi xốp rễ ra đến đâu đâm đi mọi hướng, khoảng không gian tuy chật trội nhưng lại dễ dàng vươn đi khắp mọi ngóc ngách tìm thức ăn. Và tất nhiên cây nào nhiều rễ ăn được nhiều hơn thì cây đấy nhanh to hơn thôi.
Đất trồng chúng ta có thể trộn thêm nhiều thành phần khác nhau như cát, than củi, vụn xơ dừa, tro, trấu...........phân bón lót, tóm lại là những thứ có thể giúp đất tơi xốp hơn. Ở trên cát nhanh khô trong khi xơ dừa lại giữ nước rất nhiều, mỗi người có một tỷ lệ trộn chất trồng khác nhau nên hãy lưu tâm để có thể định lượng được lượng nước tưới sao cho phù hợp với cây của mình.
- Cách tưới: rất nhiều người không hiểu nên tưới thế nào thì vừa đủ. Lượng nước tưới ở đây phụ thuộc vào chất trồng của bạn ra sao, thời tiết thế nào để có thể đưa ra cách tưới phù hợp nhất. Hoa hồng không ưa nhiều nước, quá nhiều nước sẽ khiến bộ rễ bị tổn thương và chết. Tưới ít không có nghĩa là ngày nào cũng tưới một ít đều như vắt chanh, điều đó khiến đất lúc nào cũng ẩm ướt, bộ rễ dễ bị úng hoặc là môi trường rất tốt cho vi khuẩn nấm phát triển.
Cách tưới hiệu quả nhất là tưới sâu, tưới đẫm. Có nghĩa từ khi mới trồng, chúng ta hãy tưới thật đẫm, nước chảy tràn xuống đáy chậu là ok. Mọi người có thể quan sát hoặc dùng tay để kiểm tra đất, mặt đất se khô, sờ tay không còn thấy ướt thì lúc đó chúng ta hãy tưới tiếp và lại tưới đẫm. Thời tiết mát thế này chất trồng thuộc loại giữ nước vừa phải thì có khi cả tuần mới phải tưới 1 lần. Mọi người nhớ mỗi người có chất trồng khác nhau nên tưới khác nhau, hãy dùng mắt và tay để kiểm tra đất là dễ nhất. Rất đơn giản phải không nào!!!
- Phân bón: cũng rất nhiều người nghĩ mua cây về đơn giản chỉ trồng và tưới nước, thi thoảng cho tí phân là sẽ có ngay một cây hoa đẹp để ngắm, đến lúc hoa không được đẹp lại quay ra trách giống không tốt. Trồng ra đất hay trong chậu đều phải biết chăm sóc, cắt tỉa thì mới có những bông hoa đẹp để ngắm được. Các loại phân hữu cơ vi sinh là lựa chọn số 1 cho các loại cây, sau mới đến phân tổng hợp vô cơ. Phân bón lá có thể dùng đầu trâu 502, atonik, b1...Bón phân định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Chú ý quan sát: cây đầy đủ dinh dưỡng lá xanh, bóng, khỏe, mầm lên mập mạp, nếu không cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
- Cắt tỉa: vấn đề này rất nhiều người không để ý, cây toàn để tự nhiên không tỉa tót, lá vàng, cành chết, hoa tàn cứ để vậy. Khi hoa tàn chúng ta nên cắt 2-3 đốt lá tính từ trên ngọn xuống, nếu muốn mầm mới ra mập map hơn thì ta cắt sâu xuống đến 5 đốt lá. Những chiếc lá vàng hay xanh sẫm dưới gốc chúng ta hãy tỉa sạch đi để cây tập trung dinh dưỡng phát triển phần trên. Những cành đã chết hãy tỉa sạch sẽ. Và hãy nhớ thu dọn sạch sẽ những lá vàng, bệnh dưới gốc nếu các bạn không muốn làm ngôi nhà ấm áp cho nấm phát triển. Đối với những cây 2-3 năm trở lên chúng ta hãy tiến hành tỉa cành vào cuối đông, đầu xuân. Những cành ko có khả năng phát triển hoặc phát triển kém, còi cọc, những cành mọc chen chúc, quá dày, giúp cây có thêm khoảng không gian cho các cành chính vươn ra và cắt tỉa giúp cây có một dáng đẹp đúng như mình muốn.
Trên đây là ý kiến của mình về cách trồng và chăm sóc hoa hồng, mỗi người có một cách chăm sóc riêng, rất nhiều người còn mát tay hơn mình nhiều. Mong rằng trong tương lai không xa chúng a sẽ có những cây, những giàn hồng đẹp như mơ.
Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc!!!