Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Hành trình tìm kiếm những loài hoa hồng đã mất - p1 (dịch từ trang 1-15)

Nguồn: FB Vườn hồng Lavie en Rose



Trong khu vườn của tôi, ở đó có những loài hoa hồng với cái tên tuyệt với như "Hoàng hậu Victoria - Queen Victoria" , "Người khổng của những cuộc chiến - Giant of Battles" hay "Ngọc trai của vàng - Pearl of Gold" , "Hoa hồng của nhà vua - Rose of the King" và "Nữ bá tước Rothschild" …
Khi đọc lên bạn có cảm giác đó như những tiếng gọi bất tận của một thời cổ đại huy hoàng xa xưa, mà sự thực những loài hoa hồng này là mối liên hệ còn lại giữa hiện tại và quá khứ. Người ta hay gọi chúng là hoa hồng cổ, loài hoa mà ông bà cố của bạn từng rất yêu thích…


Những giống đó trước đây từng là niềm tự hào của các người làm vườn đến từ New york hay San Francisco, nhưng hầu như đã tuyệt chủng, rồi bị lãng quên qua bao thế hệ, hiện chỉ còn được bảo tồn trong một vài khu vườn của những người có thú sưu tầm hoa hồng cổ. Ngày nay những giống hoa hồng đó lại đang trở lại, lấp đầy các khu vườn với vẻ đẹp tinh tế, mầu sắc và hương thơm lạ lẫm. Đằng sau việc tái xuất hiện này là những câu chuyện phi thường về sự trường tồn qua nhiều thế kỷ cùng với sự góp sức của nhóm các chuyên gia bất đắc dĩ nhằm giải thoát chúng khỏi sự tuyệt chủng. 

Một sự tình cờ không thể tránh khỏi, ấy là khi tôi được biết đến những loài hoa hồng cổ trong lúc đang mải mê với những trang sách nông nghiệp 2000 năm tuổi. Trước đây tôi đã từng rất yêu thích bất cứ loại sách cổ điển nào, từ văn học La tinh cho đến khảo cổ học. Vậy mà sau 3 năm trời theo đổi bóng ma của Ceaser qua những chồng sách bụi bặm ở thư viện của đại học Brown, tôi đã chán ngán mà nhận ra rằng đến lúc phải thay đổi một cái gì đó. Vào mùa thu năm đó, năm thứ 3 đại học, tôi quyết định dành một học kỳ ở thành Rome. Ngay lập tức tôi bị nơi này quyến rũ, ở đó nơi những cửa hàng với mặt tiền hiện đại đua nhau mở ra trong cái vỏ bọc cũ kỹ vẫn mang đậm dấu dích của một thời cổ đại hoàng kim. Hay khi không gian bị phá vỡ đột ngột bởi những khối cột đổ nát, những kiến trúc mái vòm cong kiêu hãnh càng làm cho đường phố trở nên đầy sức sống với mầu sắc, âm thanh, mùi thức ăn và vị của một hớp vang Frascati. *1

Vào một buổi tối đẹp trời, tôi và vị giáo sư yêu quý của mình cùng ngắm hoàng hôn buông xuống thành phố trên đỉnh ngọn đồi ở ven ngoại ô. Và khi chúng tôi đang đắm chìm trong cảm giác mờ ảo, giữa những mầu đỏ, nâu và xám, ông quay về phía tôi cười và nói: "Thật đáng tiếc là ta không thể đào tất cả chúng lên"

Vài ngày sau đó, tình cờ tìm thấy một tập Agricultura - On Farming "Nông nghiêp - trồng trọt" của Marcus Porcius Cato, lướt vội vài trang đầu tôi biết mình đã tìm ra lối thoát. Tên bí danh là "the Censor" Gato có tầm ảnh hưởng lớn về nhận thức trong mọi mặt vào thời kỳ những năm thuộc thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Và những cuốn sách của ông là lời kêu gọi tới các thành viên thuộc đế chế La mã thời đó hãy rời bỏ những bàn tiệc xa hoa mà quay về với cách sống mộc mạc xưa nay. Ngay từ khi còn trẻ ông đã bảo vệ ý kiến rằng một người chủ gia đình nên có niềm đam mê trồng trọt trên mảnh đất của mình. Và ít nhất là tôi cũng đồng tình với điều này sau khi đọc hàng trang dài những lời khuyên về cách làm sao mua trang trại, trồng nho hay làm vườn. Người nông dân thực thụ cũng chính là người đàn ông mạnh mẽ nhất, hay ít nhất là ông già La mã đó cũng khiến tôi tin như thế. 

Tôi không muốn nghi nghờ Censor, bởi chính ông là người đã thành công trong việc tống cổ tất cả những nhà sử học và triết học Hy Lạp ra khỏi thành Rome, cuộc lật đổ ấy đã khiến tôi vừa ghen tỵ vừa ngưỡng mộ bởi chính học kỳ đó tôi đã phải đánh vật với hàng mớ bài giảng phức tạp và đầy mâu thuận của họ. Nhen nhóm với ý tưởng trở lại với "đất" của Censor, tôi đã bỏ dở sự nghiệp học hành mà trở về trường Brown, thuyết phục thầy hiệu trưởng cho tốt nghiệp sớm để ngay lập tức có thể đăng ký chương trình đào tạo nông nghiệp tại New York Botanical Garden. 

Ở đó, những người làm vườn đã dậy tôi, không bao giờ gọi đất là "bẩn" - "dirt" (một sự thiếu trân trọng không thể tha thứ được), thề ước bằng thứ ngôn ngữ của người Sicilian (một đảo địa trung hải ngay ở đầu mũi chiếc giầy nước Ý), sẽ lao động gấp đôi, vì mặc dù khi quỳ gối có thể làm cho tôi đỡ mỏi lưng nhưng đồng thời cũng làm giảm năng suất lao động. Và họ cũng dậy tôi - những người làm vườn lớn tuổi, rằng nhân phầm con người đến từ cuộc sống biết cộng hưởng với thiên nhiên. 

Năm 1976, sau 2 năm tập sự, tôi tốt nghiệp và thật may mắn khi được nhận vào vị trí để có thể tận dụng mọi kỹ năng đã học cũng như kiến thức về nông nghiệp. Trường đại học Columbia đã giao cho tôi nhiệm vụ tái tạo khu bất động sản cũ bao gồm 126 arce đất rừng, thảm cỏ và vườn thuộc khu vực Hudson River Palisades. Toàn bộ phần cảnh quan được hoàn thiện vào năm 1929, đó là một trong số ít những khu vườn còn lại được tái tạo sau cuộc khủng hoảng kinh tế và xây dựng theo phong cách trang trọng. Bản vẽ khu vườn được phác bởi Olmstead Brother của Brookline, Massaschusetts, người nối dõi của Frederik Law Olmsted cũng chính là người đã thiết kế công viên trung tâm. Một trăm bẩy mươi tám bản vẽ tinh xảo đến từng chi tiết, bản blue print có tên từng loại cây tại từng vị trí cụ thể, từng bụi hay từng giống hoa. 

Tôi cũng nhận ra những cái tên, nhưng tôi biết rất ít những chủng loại được đem trồng, ví như 27500 bầu cây đem trồng vào mùa thu năm 1930, tôi thật sự ko biết tên một loại nào trong số đó cả. Mặc dù vậy tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên, bởi hoa cỏ cũng thay đổi như thời trang hay xe hơi qua các mùa, các nhà ươm cây lại rất giỏi trong việc loại bỏ những chủng loại hoa tulips hay cẩm tú cầu của những mùa trước. Nhưng với hoa hồng lại là một chuyện khác, trước đây và bây giờ vẫn vậy. Một khóm hồng đang mùa nở rộ đặc biệt khi chúng được phát triển tự do đôi lúc hơi quá đà luôn khiến tôi có cảm giác thèm khát những sắc mầu ấy và cả sự lả lơi một cách rất ngẫu nhiên. Tôi đã từng trồng hàng trăm loại hoa hồng, và luôn tự hào rằng các khóm hồng ấy tuy mang một vẻ lãng mạn hoang dã nhưng thực ra chúng luôn được tôi chăm sóc kỹ càng. 
Luôn nghĩ mình biết tất cả về hoa hồng, nên thường bị lôi cuốn mỗi khi tìm thấy những giống mà tôi không biết. Loại nào vậy nhỉ "Ile de France" ? 

Tôi thích cái tên ấy, nó có sự tinh thế mà tôi còn thiếu trong cuốn catalogue hoa hồng hiện tại như "Voodoos" , "Razzle Dazzle" và "Just Joey" (*2) Hay "Tiffany" - chắc chắn đấy là một giống hồng hiện đại "morden rose", nghe như một thứ gì đó rất quen thuộc bạn từng biết, tiếp nối bằng một cái tát nhẹ và một lời than vãn. "Ile de France"thì lại khác: những quý ông trong bộ tuxedo cùng với những quý bà với bộ sườn xám trong đêm hè với những ly cocktail, champaine - một buổi dạ tiệc bất tận. Và chắc chắn rằng nó nghe như một giống hoa hồng mà tôi thèm muốn, đó là thứ hoa hồng cho thời đại này. 

--- 
UPDATE 18/01/2016 

Hơn nữa, với định kiến của tôithì chỉ phù hợp với những giống hồng cổ mà thôi. Như rất nhiều người làm vườnkhác, tôi không có mấy lòng tin vào sự phát triển. Những loại phân bón hoá học,những công cụ kích thích, công nghệ gen có thể giúp các nhà nông nhìn thấy mộttương lai hoàn mỹ, nhưng lại chẳng có tý hấp dẫn nào đối với kẻ chỉ đam mê theocách làm thủ công muôn thủa từ cái thơì mà những nô lệ của Pliny the Younger – mộtthượng nghị sĩ thời La Mã - còn khắc tên chủ nhân của họ trên những mảng hàngrào gỗ hoàng dương.

(Xin lưu ý là trước khi rời khỏiBrown, sự nghiệp học hành của tôi vềchuyên ngành nông nghiệp chỉ đạt được tới kiến thức ở giai đoạn những thập niênđầu trước công nguyên A.D)

Thật không may, người chuyên nhângiống hoa mà tôi vẫn thường giao dịch chưa bao giờ nghe đến cái tên “Ile deFrance” và ngay cả người thủ thư ở thư viện trực thuộc Thảo cầm viên NewYork cũng vậy, nhưng bà ấy có thể giúptôi liên hệ với một người mà bà nghĩ là có chút manh mối tên là Lily Shohan

Lily Shohan là người điều phối khuvực vùng Tây Bắc của Hiệp hội Hoa hồng cổ , nơi những người có mối quan tâm đặcbiệt đối với việc bảo tồn các giống hồng xa xưa. Lily rất hào hứng được trả lời các câu hỏi củatôi liên quan đến “Ile de france”.

Đó là giống hoa hồng leo dại đượcgiới thiệu vào năm 1922 , cô ấy viết cho tôi, nhưng đã không được ưa chuộng lắm.Trong vòng 18 năm sau đó cái tên “Ile de france” được dùng cho một giống hồngkhác, còn số phận của “Ile de france” cũ thì chúng tôi cũng có thể đoán được làđã bị bỏ rơi, bị cho là không đáng để tốn một chỗ trong vườn nhà. Lily nghe cóvẻ như một người tôi nên gặp.

Vào một ngày u ám của tháng Hai,tôi đến nhà cô ở Taconic Mountains thuộc vùng phía trên của New York. Trong vườnnhà cô, hoa hồng đang đua nở. Yên vị nơi những chiếc chậu gốm trên bệ cửa sổ dọchướng tây là những bụi hồng đang độ lớn đua nhau trổ nụ, một vài bông hoa đangnở mặc dù thời điểm này không phải mùa của hoa hồng. Đoá hoa ấy với mầu vàng óng pha cam, thứ mầukinh điển của sợi dệt saffaron đã khiến tôi không thể rời mắt được, bông hoa cónhững lớp cánh xếp đơn giản hơn loại hoa hồng Hybrid tea hiện đại mà tôi vẫnthường biết. Cũng từ đó tôi được biết chúng gọi là hoa “bán-kép” “semi-double”có nghĩa là ít cánh hơn những loại hoa hồng bạn thường thấy nơi của sổ các shophoa ngày nay. Ấy thế mà hơn 140 năm trước đây, giống hoa đó đã luôn là tâm điểmđược trưng bầy nơi của kính các shop. “Safrano” – tên của giống hoa đó, Lily cho tôi biết. Được giới thiệu vàonăm 1839 (hoa hồng cũng giống như nhữngtiểu thư đài các trong giới thượng lưu thời đó, đến độ trăng tròn, họ được ra mắtchính thức với những nghi lễ long trọng chứ không bao giờ xuất hiện mà không cóthông báo gì). Mang một hương thơm lạ lẫm, vừa như thanh khiết, pha lẫnhương hoa quả đến mức bạn cảm nhận được cả vị chua gắt đâu đó. Cảm giác nhưkhơi gợi hương thơm của những lá trà khô được ướp hương hoa quả, đó cũng là lýdo mà dòng hoa này cũng như họ hàng của chúng đều được gọi là “Tea rose – hồngtrà”



… còn tiếp


*1: phần này có tý sáng tạo do mình đã có dịp đến Rome nên cảm nhận cũng không khác gì tác giả, được dịp sửa câu chữ theo ý mình. 
*2: Just Joey, thật vui vì mình được sở hữu em ý trong vườn nhà 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét